Các vấn đề liên quan về thuế luôn là vấn đề được các nhà bán hàng quan tâm nhất khi bán hàng online vì nếu không tuân thủ nghiêm ngặt về thuế thì sẽ bị phạt rất nặng. Hôm nay BigSeller sẽ chia sẻ chi tiết về các loại thuế phải đóng khi bán hàng online

1.Các loại thuế,phí khi bán hàng online

Theo quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC và Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư số 65/2020/TT-BTC, cá nhân kinh doanh bán hàng online có nghĩa vụ nộp hai loại thuế bắt buộc, các loại thuế bán hàng online bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Việc kê khai và nộp các loại thuế bán hàng online được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, tùy thuộc vào ngành nghề và phương thức hoạt động cụ thể của từng cá nhân kinh doanh.

Các loại thuế khi bán hàng online bạn cần biết:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC về nguyên tắc tính thuế, hoạt động bán hàng online được xếp vào nhóm hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa. Nhà bán hàng phải nộp 2 loại thuế như sau:

Như vậy, theo quy định hiện hành, cá nhân bán hàng online sẽ thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng online và thuế giá trị gia tăng khi bán hàng online nếu có tổng doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở lên.

Loại phí khi bán hàng online bạn cần biết:

Căn cứ Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC quy định về đối tượng nộp lệ phí môn bài, và Điều 3 của Nghị định này quy định về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, có thể xác định nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài như sau:

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh thành lập trong 6 tháng đầu năm và đã được cấp đăng ký thuế, mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp: Phải nộp toàn bộ mức lệ phí môn bài của năm đó.

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh thành lập trong 6 tháng cuối năm phải nộp 50% mức lệ phí môn bài của năm.

Trường hợp không kê khai lệ phí môn bài: Vẫn phải nộp đủ lệ phí môn bài của cả năm, không phân biệt thời điểm thành lập hay đăng ký kinh doanh.

Cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống: Được miễn lệ phí môn bài.

Cá nhân bán hàng online nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài theo quy định pháp luật hiện hành.

2. Khai thuế khi bán hàng online như thế nào? Đóng thuế ở đâu?

Bạn có thể trực tiếp khai thuế khi bán hàng online tại thuedientu.gdt.gov.vn

Bước 1: Truy cập website: https://canhan.gdt.gov.vn/ và đăng nhập hệ thống

Bước 2: Chọn ngân hàng nộp thuế và truy vấn thông tin

Bước 3: Chọn “Truy vấn”, hệ thống sẽ xử lý thông tin và hiển thị kết quả dựa trên điều kiện tìm kiếm

Bước 4: Chọn khoản thuế cần nộp và lập Giấy nộp tiền

Bước 5: Chọn “Thanh toán” hệ thống sẽ hiển thị Giấy nộp tiền
phần mềm quản lý bán hàng

3.Nhà bán hàng đóng thuế chậm hoặc không đóng thuế có bị phạt không?

3.1Khai thuế chậm

Mức xử phạt hành vi khai thuế khi bán hàng online chậm căn cứ theo Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP

3.2Chậm nộp thuế

Chậm nộp thuế có bị phạt không là câu hỏi được rất nhiều nhà bán hàng quan tâm căn cứ Luật Quản lý thuế 2019, nếu bạn chậm nộp thuế có bị phạt tính theo mỗi ngày sẽ bị tính thêm 0,03% trên số tiền thuế bị chậm. Khoản tiền này sẽ tính liên tục từ ngày bạn lẽ ra phải nộp, cho tới ngày trước khi bạn thực sự chuyển tiền vào ngân sách nhà nước.

Việc bán hàng online mà không đóng thuế hoặc đóng thuế chậm không chỉ là thiếu trách nhiệm mà còn vi phạm pháp luật. Khi bị phát hiện, bạn có thể bị phạt tiền hoặc xử lý hành chính theo quy định của cơ quan thuế.

Hãy nộp thuế đúng hạn để:

4.Kết luận

Sau bài viết này BigSeller hi vọng bạn có thêm kiến thức về các loại thuế bán hàng online và có câu trả lời chậm nộp thuế có bị phạt không để tránh bị phạt khi không biết cách khai báo thuế đúng cách.